LUẬN VỀ TRẠCH CÁT
1. Luận về phòng bếp
Bếp là nơi chế biến thức ăn cung cấp năng lượng nuôi sống con người. Tức là nơi phát sinh và dẫn hỏa vào nhà. Cho nên nó liên quan mật thiết đến sức khỏe, dân số trong nhà đó. Vì thế cách bố trí bếp người ta thường tránh đặt bếp gần thuỷ như bồn rửa chén, vòi nước, bể nước, wc, tránh các xung sát như cầu thang, lối đi chiếu vào bên hông hay đằng trước, thậm chí vòi nước cũng không được chĩa vào bếp. Bởi vì những thứ này đều là thủy, mà thủy thì có thể làm tắt hỏa, dẫn đến nguy hại cho sức khỏe và nhân đinh trong nhà. Bếp còn không được nằm dưới xà nhà, hay nhà có nhiều tầng thì không được kê giường trên bếp hoặc wc cũng không được ở trên bếp, bếp không được để vào chỗ mà khi trước là wc vì nơi này đã trở nên ô-uế, Cầu thang cũng không được ở trên bếp.
Theo Huyền không thì bếp đặt vào cung có sinh, vượng khí của sơn tinh sẽ làm cho người nhà khỏe mạnh, con cái mau thành đạt. Về vấn đề Thủy ở gần bếp thì hiện nay còn nhiều tranh cãi, chúng ta còn phải tiếp tục chiêm nghiệm. Tuy nhiên cũng có một vài ý sau:
– Nơi để bếp có sơn tinh là suy tử khí, nhưng hướng tinh là sinh vượng khí – Cần Thủy
– Bếp tại cung Ly (hướng Nam) hay sơn hướng tinh kết hợp thành hỏa hậu thiên hay hỏa tiên thiên (2-7); (7-2); (7-9); (9-7) – Cần Thủy.
– Bếp tại cung có hướng tinh 6 hoặc 7 (hỏa khắc kim) – Cần Thủy.
– Khu vực đặt bếp có sinh vượng khí của sơn tinh và Suy, tử khí của hướng tinh thì không được có thủy.
– Khu vực đặt bếp có sao tử tôn tinh (3-4); (4-3) không được có thủy.
– Bếp để ở khu vực có sơn hướng kết hợp thành tủy tiên thiên (1-6); (6-1) hoặc cung Khảm,…không được có thủy, sẽ dập tắt hỏa.
Về cầu thang và lối đi chiếu vào bếp thì lại cần coi tinh bàn như thế nào.
Đặt tinh bàn của nhà vào tâm của bếp. Nếu hướng cầu thang hay lối đi chiếu vào có sinh, vượng khí của hướng tinh thì được coi là tốt. Còn ngược lại nếu là suy tử khí của hướng tinh thì được coi là xấu.
Chúng ta cần chiêm nghiệm thêm : Hướng bếp
Theo Huyền Không thì nơi để bếp chủ về sức khỏe và nhân đinh, còn hướng bếp là chủ về tài lộc. Nếu hướng bếp (phía lưng người nấu) có hướng tinh là sinh, vượng khí thì rất tốt cho tài lộc hoặc có hướng tinh là:
– Nhất bạch Thủy: được “Thủy hỏa ký tế” nên là bếp tốt.
– Tam bích, tứ lục Mộc: Mộc sinh hỏa nên cũng là bếp tốt.
– Bát bạch thổ: Hỏa sinh Thổ (bát bạch là cát tinh) nên là bếp tốt vừa.
– Cửu tử: tị hòa nên cũng tốt vừa.
– Nhị hắc, Ngũ hoàng: Cũng hỏa sinh thổ nhưng nhị hắc và ngũ hoàng là hung tinh nên là bếp xấu.
– Lục bạch, thất xích Kim: Hỏa khắc Kim nên là bếp xấu.
2. Luận về phòng ngủ
Con người ta cần 1/3 thời gian trong ngày cho việc ngủ, nghỉ. Nên phòng ngủ đối với mỗi người trong nhà là rất quan trọng. Cùng một ngôi nhà nhưng mỗi người đều có sự thịch suy khác nhau, nếu phòng ngủ hay giường ngủ đặt vào chỗ hung nhiều khi có thể bệnh tật triền miên hoặc chết người.
Vì phòng ngủ là quan trọng nên người ta cho phòng ngủ là 1 trong 3 yếu tố quan trọng trong ngôi nhà (cửa chính, bếp, phòng ngủ). Phòng ngủ không được có bếp tựa vào, cửa phòng không được có cầu thang hay lối đi chiếu vào, giường ngủ không được dưới wc hay dưới xà nhà,…
Ngoài yếu tố theo Huyền Không là cửa phòng ngủ nên có hướng tinh là tam cát hoặc ngũ cát tính theo tâm phòng ngủ (dùng tinh bàn của nhà), người ta còn kết hợp dụng thần của người ngủ trong phòng đó.
Như người có dụng thần, hỷ thần là Hỏa nên ở phòng hướng Nam(so với tâm nhà), dụng thần, hỷ thần là Thủy nên ở phòng hướng Bắc,…..Đầu giường cũng nên quay về các hướng này.
Về giường ngủ thì cần xét các yếu tố sau (tính theo tâm nhà):
a. Những vị trí nên tránh đặt giường:
• So với chi của năm sinh tránh những cung nằm trong Địa chi tương hình:
- Dần – Tị – Thân
- Sửu – Tuất – Mùi
- Tý – Mão
- Thìn – Thìn; Ngọ – Ngọ; Dậu – Dậu; Hợi – Hợi
• Năm gặp Thái Tuế, Tuế Phá:
Nếu là năm hạn và đặc biệt là năm mệnh xung Thái tuế tại cung hướng gặp Thái tuế có hướng tinh là sinh, vượng khí thì không sợ Thái Tuế, còn không được thì không nên kê giường tại nơi này kẻo tai họa đến.
Phương Thái Tuế : Năm Tý ở phương Bắc, năm Sửu ở phương Sửu,…
Phương Tuế Phá: Năm Tý ở phương Nam, Năm Sửu ở phương Mùi,…
Mệnh xung Thái Tuế: Thân-Dần; Mão-Dậu; Thìn-Tuất; Tị-Hợi; Ngọ-Tý; Sửu-Mùi
• Năm gặp Ngũ Hoàng:
Gặp niên tinh Ngũ Hoàng đến phương nào thì nên tránh kê giương ngủ tại phương đó.
• Năm gặp Tam sát:
Nếu tại phương gặp năm có tam sát cũng nên tránh không kê giường tại phương này trong năm.
Phương tam sát:
– Năm Hợi, Mão, Mùi tam sát ở các phương: Thân, Dậu, Tuất
– Năm Dần, Ngọ Tuất tam sát ở các phương: Hợi, Tý, Sửu
– Năm Thân, Tý, Thìn tam sát ở các phương: Tị, Ngọ, Mùi
– Năm Tị, Dậu, Sửu tam sát ở các phương: Dần, Mão, Thìn
b. Những vị trí nên đặt giường:
Gặp nhưng năm có hạn hoặc mệnh xung Thái tuế, để giảm tai họa ta nên kê giường vào những vị trí sau:
• Tuế hợp với can:
Năm Giáp ở phương Kỷ (khôn);
Năm Bính ở phương Tân;
Năm Quí ở phương Mậu (cấn);
Năm Nhâm ở Đinh;
Năm Tân ở Bính,
Năm canh ở Ất;
Năm Kỷ ở Giáp;
Năm Mậu ở Quí;
NĂM Đinh ở Nhâm;
Năm Ất ở Canh.
• Phương Lục hợp:
cần biết hành hóa là hành gì có tị hòa hoặc sinh cho dụng thần, hỷ thần thì tốt, bằng ngược lại thì không nên dùng.
Năm Tý ở Sửu, Tý-Sửu hóa Thổ; năm Dần ở Hợi, Dần-Hợi hóa Mộc; Mạo tuất hóa Hỏa; Thìn-Dậu hóa Kim; Tị -Thần hóa Thủy; Ngọ-Mùi hóa Thổ…và ngược lại.
3. Luận về cửa chính
Trong căn nhà của chúng ta (dương trạch) nếu được bếp tốt mà phòng ngủ xấu thì cŨng không được tốt. Nếu được bếp và phòng ngủ tốt mà cửa chính (cửa thường ra vào nhà) xấu thì cũng không phải là căn nhà tốt. Cho nên khi nhập trạch vào một nhà mới thì cái cửa chính vẫn là quan trọng nhất, thứ đến là phòng ngủ và bếp. Trong “thuật phong thủy” người ta coi trọng ba cái này mà gọi là CHỦ-MÔN-TÁO.
– Chủ: là phòng chủ (phòng lớn nhất trong nhà)
– Môn: là cửa chính
– Táo: là bếp
Theo “Dương trạch tam yếu” thì người ta cho phối vị trí đặt của 1 trong 3 cái này với hướng nhà, nếu được du niên tốt (sinh khí, thiên y,…) thì tốt, còn nếu phạm vào du niên xấu (tuyệt mệnh, ngũ quỉ,…) thì phải tránh. Ngay cả cửa phòng, cửa bếp cũng phải đặt vào vị trí tốt mà tránh vị trí xấu.
Theo phong thủy “Huyền Không” thì Cửa chính là nơi nạp khí vào nhà và là cái quan trọng cần đặc biệt quan tâm. Nếu cửa chính bố trí đúng cách và được hướng tinh là vượng khí thì cho dù phòng ngủ, bếp bố trí có hơi sai một chút thì cũng không sao vì đã được “nhất chính đương quyền mà bách tà phải phục” rồi. Chỉ khi nào qua vận sau, lúc đó hướng tinh thành suy khí thì mấy anh chị này mới nổi lên “quậy” mà thôi.
– Trước hết Cửa chính hay cửa thường ra vào nhà cần bố trí ở cung hướng có hướng tinh là Tam cát hay Ngũ cát. Nếu được hướng tinh là vượng tinh thì càng tốt.
– Điều sau này là quan trọng không kém. Đó là dùng “bí quyết thành môn” để tìm cung có vượng khí của vận chúng ta đang sống mà mở cửa ngay đó. Vì có như vậy thì mới nạp được khí tốt vào nhà.
Thí dụ: nhà hướng Nam 1800 vận 8 có hướng tinh 8 tại cung hướng Nam. Nay nếu mở cửa tại cung Bính thì nhà vẫn khó khăn như thường vì không nạp được vượng khí, chỉ khi mở cửa tại cung Ngọ hoặc Đinh thì mới khá được. Khi qua vận 9, tuy hướng Nam vẫn có hướng tinh là tam cát (1-6-8) nhưng nếu cửa vẫn ở Ngọ hoặc Đinh) thì tài vận lại đi xuống, nếu chuyển cửa qua Bính thì sẽ giử được tài lộc.
Trên đây là 3 vấn đề cốt lõi, gọi là CHỦ-MÔN-TÁO theo “Huyền Không”.
4. Luận về Mượn / cướp khí & sự thông nhau giữa các cung
Trong các cách cục “Vượng sơn vượng hướng” thì sự tốt đẹp cho nhà cửa hoặc phần mộ chỉ được trong vận đó mà thôi (tối đa được 20 năm). Khi qua vận kế tiếp, sao hướng trở thành thoái khí nên nhà hay mộ phần trở thành suy mà tai hoạ ập tới. Nếu muốn tiếp tục phát ta phải sửa lại mộ phần hay căn nhà.
Ngoài cách cục “vượng sơn vượng hướng” mà thời gian hưng vượng ngắn ngủi ra người ta còn tìm được một số cách cục khác có sự hưng vượng lâu dài hơn, đó là các dạng nhà có sự thông nhau giữa các cung.
Khi khí giữa các cung được thông nhau thì có thể mượn được khí của VẬN hoặc NGUYÊN khác về sử dụng cho vận hiện tại gần giống như những chiếc bình thông nhau.
Theo một số nhà phong thủy: Nhà được thông khí thì khi vượng sẽ vượng gấp 4 lần nhà “vượng sơn vượng hướng” ( trong điều kiện của vùng đất có phong thuỷ như nhau). Nhưng theo tôi : Nhà “thông khí” không phải gấp 4 lần nhà “vượng sơn vượng hướng” mà gấp nhiều ngàn lần, Nó giống như một lỗ đen hút vật chất vậy.
Khi nhà được thông khí, nếu vượng thì tiền tài hút vào kinh khủng có thể đến mức mà gia chủ không thể kiểm soát nổi, nhưng nếu suy thì cực suy vì lúc đó nó đã suy lại còn bị cướp mất khí nên sự suy bại không thể lường được, có thể đến tán gia bại sản.
Đối với môn phong thủy cấp cao thì người học phong thủy đều phải có lời thề với môn sư, từ đó người thầy nhận xét mà trao những chìa khóa đặc biệt theo cá tính từng người. Bởi vì người học phong thủy nếu chưa tỏ tường các môn lý số đã vội đem áp dụng thì gieo họa chứ không phải phúc.
Thí dụ: một người mà mệnh số chỉ có thể sử dụng tốt ở mức 5-10 ngàn đồng, nay bất ngờ có trong tay hàng triệu, hàng tỷ thì con người đó sẽ như thế nào? Chắc chắn đây là một tai họa với người đó.
Chúng ta cần tìm tòi, học hỏi và chiêm nghiệm nhiều. Nếu có căn duyên thì sẽ gặp
5. Các cách cục được thông khí mà chúng ta sẽ lần lượt khảo sát qua là:
Thiên tâm thập đạo.
Tam ban xảo quái.
Phụ mẫu tam ban quái.
a. Thiên tâm thập đạo
Dùng số 10 để thông với ngũ hoàng (5) ở trung cung của cửu cung, là nơi giao hội, xuất nhập của Nhật Nguyệt mà tạo thành thế “Thiên tâm Thập đạo” của Lạc thư và Hậu thiên Bát quái. Vì Thập (10) là âm Kỷ, thuộc Địa, còn Ngũ (5) là dương Mậu, thuộc Thiên, nên khi lấy Thập (10) ở tám cung mà phối với Ngũ (5) tại Thiên tâm (chính giữa) thì sẽ tạo thành sự kết hợp giữa Thiên- Địa, Phu – Phụ, Âm – Dương.
Thiên tâm thập đạo có thể thông khí giữa 8 cung gọi là “thông quái” Giúp cho nhà dù ở thế suy bại ( trường hợp bị thướng sơn hà thuỷ) cũng chuyển thành vượng mà phát phúc, lộc dồi dào.
Thiên-Tâm Thập-đạo chĩ áp dụng cho các sao về Vận, Tọa và Hướng mà thôi.
a.1 Có nhiều loại Hợp thập:
- Tổng số là 10 của Tọa của các cung tọa và hướng.
- Tổng số là 10 của Hướng của các cung tọa và hướng.
- Tổng số là 10 của Hướng hay Tọa của các cặp cung (1, 6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9).
- Hợp thập quái: là tổng số của Tọa và Hướng ở Trung-cung là 10, chủ phát vượng nhanh chóng.
- Tổng số là 10 của Hướng hay Tọa của các cặp cung đối xứng qua Trung-cung.
Vì đây là cách cục đặc biệt, nên chỉ có 6 trường hợp, và đều xảy ra trong Vận 5 cho những nhà có tọa-hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN, THÂN-DẦN, DẦN-THÂN, GIÁP-CANH, CANH-GIÁP mà thôi.
Thí dụ: nhà tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng 225 độ), nhập trạch trong vận 5. Nếu lấy trạch vận thì ta thấy:
– Sơn tinh 5 ở phía TÂY NAM + Hướng tinh 5 ở phía ĐÔNG BẮC = 10;
– Sơn tinh 1 ở phía TÂY + Hướng tinh 9 ở phía ĐÔNG = 10.
– Sơn tinh 9 ở phía TÂY BẮC + Hướng tinh 1 ở phía ĐÔNG NAM = 10.
– Sơn tinh 4 ở phía BẮC + Hướng tinh 6 ở phía NAM = 10.
– Sơn tinh 2 ở phía ĐÔNG BẮC + Hướng tinh 8 ở phía TÂY NAM = 10.
– Sơn tinh 6 ỏ phía ĐÔNG + Hướng tinh 4 ở phía TÂY = 10.
– Sơn tinh 7 ở phía ĐÔNG NAM + Hướng tinh 3 ở phía TÂY BẮC = 10.
– Sơn tinh 3 ở phía NAM + Hướng tinh 7 ở phía BẮC = 10.
Ngoài ra nếu nhìn vào trung cung thì cũng thấy Sơn tinh 8 + Hướng 2 = 10, nên đây là cách toàn bàn Hợp thập giữa Sơn tinh và Hướng tinh.
- Hợp thập số là tổng số là 10 của một cặp Tọa, Hướng hay Vận trong mổi cung xung quanh Trung cung, chủ hương vượng. Đây là toàn cuộc Hợp-thập.
a.2 Sơn tinh và Vận tinh:
– Vận 1: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI.
– Vận 3: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ.
– Vận 4: Tọa CANH hướng GIÁP.
– Vận 6: Tọa GIÁP hướng CANH.
– Vận 7: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH.
– Vận 8: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU.
– Vận 9: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ.
Thí dụ: nhà tọa Sửu hướng Mùi, vận 8
a.3 Hướng tinh và Vận tinh:
– Vận 1: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ.
– Vận 2: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU.
– Vận 3: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH.
– Vận 4: Tọa GIÁP hướng CANH.
– Vận 6: Tọa CANH hướng GIÁP.
– Vận 7: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ.
– Vận 9: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI.
Thí dụ: nhà toạ Ngọ hướng Tý vận 7
Bất kể sự kết hợp giữa hướng tinh với vận tinh hay giữa sơn tinh với vận tinh thì khi đã được thiên tâm thập đạo thì toàn bàn đã được thông khí, 2 khí âm-dương Mậu-Kỷ đã tác hợp nên Sơn vượng thì Hướng cũng vượng và ngược lại.
Trong cách cục Thiên Tâm Thập Đạo tuy toạ hướng có thể lâm vào tình trạng “:thướng sơn há thuỷ” tức suy bại về tài lộc và nhân đinh nhưng chỉ cần cung có sao sinh khí hoặc tiến khí được phù hợp hình thế mà trở lên vượng thì toàn bàn đều trở lên vượng mà không sợ “thướng sơn há thuỷ” nữa. Thí dụ nhà toạ TÝ hướng NGỌ vượng phát trong vận 7, qua vận 8 thì trở lên suy bại vì hướng tinh 7 đã trở thành thoái khí. Nhưng nếu cung hướng NAM (có hướng tinh 8 là vượng khí) hay cung hướng ĐÔNG BẮC (có hướng tinh 9 là sinh khí) có thuỷ, trống thoáng hay đường đi hoặc cung hướng TÂY NAM (có sơn tinh 8) hay cung hướng ĐÔNG (có sơn tinh 9) có núi, đồi, nhà cao hay cây cao thì nhà này vẫn vượng phát như thường (dĩ nhiên những khu vực này cần có cửa để đón nhận vượng khí).
Thiên Tâm thập đạo có thể phá được thế Phản phục ngâm toàn bàn nếu có cửa thu vượng khí.
Ngoài ra Thiên tâm thập đạo còn cần hình thế chung quanh phù hợp thì mới được thông khí.
b. Tam ban quái & Thất tinh đả kiếp
Các bộ số (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9) được gọi là bộ số của quẻ tam ban.
Phép dùng Tam ban quái và Thất tinh đả kiếp (đả kiếp là cướp đoạt khí của tương lai) là phép dùng quẻ Tam ban để cướp đoạt khí của tương lai như Thượng nguyên thì cướp đoạt khí của Trung nguyên, Trung nguyên thì cướp đoạt khí của Hạ nguyên…
b.1 Có 3 loại tam ban quái:
- Tam ban quái liên châu.
- Tam ban xảo quái.
- Phụ mẫu tam ban quái. Trong đó lại chia làm hai loại:
- Ly cung đả kiếp (đả kiếp thật)
- Khảm cung giả kiếp (đả kiếp giả).
· Tam ban quái liên châu
Liên châu tam ban quái được cho là quý trong các cuộc đặt biệt và có thể đem tới nhiều điều tốt cho chủ nhà ( dĩ nhiên là loan đầu phải phù hợp ). Có người lại cho rằng Tam ban quái liên châu chỉ tốt được vài năm đầu, sau đó là suy bại. Đó là họ chưa biết cách kích hoạt cho thông khí mà thôi.
Liên Châu Tam Ban Quái là cuộc bao gồm 9 cung mổi cung đều có sơn tinh, vận tinh, và hướng tinh liền nhau. 3 sao liền nhau , tức là 3 sao đều là (1-2-3) hoặc (2-3-4) hoặc (3-4-5) hoặc (4-5-6) hoặc (5-6-7) hoặc (6-7-8) hoặc (7-8-9) hoặc (8-9-1)
Thí dụ: Tam ban xảo quái
Tam ban xảo quái là trong mổi cung đều xuất hiện một trong các bộ số tam ban (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9).
Thí dụ: Cũng gần giống như các cuộc thiên tâm thập đạo. Các cuộc Tam ban quái liên châu và Tam ban xảo quái tuy có thể phạm vào cuộc “thướng sơn há thuỷ”, nhưng chỉ cần một cung hướng vượng và một cung sơn vượng thì toàn bàn đều vượng (dĩ nhiên vẫn cần có cửa để thu nhận khí ờ các cung vượng này). Còn nếu không được cung nào vượng thì thật là nguy hiểm, vì lúc đó khí bị cướp đi hết mà sinh ra tai hoạ khó lường
· Phụ mẫu tam ban quái
Còn gọi là THẤT TINH ĐẢ KIẾP. Khi các hướng tinh thuộc bộ số tam ban: (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9) phân bổ vào các cung lần lượt là LY-CHẤN- CÀN và KHẢM –ĐOÀI-TỐN kết hợp với cặp song tinh là vượng tinh ở đầu hướng thì đây là phép thất tinh đả kiếp.
Điều cần biết là vị trí của các số trong mỗi nhóm cung định chiều quay của khí trong nhóm này, chẳng hạn như các sao Hướng của nhóm Khảm là Đoài, Khảm và Tốn có số hướng tinh xắp theo thứ tự là (1,4, 7) cho biết chiều quay của khí trong nhóm này là theo chiều kim đồng hồ. Chiều quay của khí trong nhóm Ly phải theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Hai chiều khí này phải ngược với nhau để có thể được coi là đồng liệt. Như vậy trường hợp trên đây được coi như có 2 bộ số tam ban.
Song tinh đáo hướng ở một trong các cung: LY-CHẤN-CÀN thì đây là LY cung đả kiếp (phép đả kiếp thật)
_ Song tinh đáo hướng ở một trong các cung: KHẢM-ĐOÀI-TỐN thì đây là KHẢM cung giả kiếp (phép đả kiếp giả)
Sau đây là một vài loại Thất Tinh Đả Kiếp khác:
- Các sao Tọa và Hướng của các cung tọa và hướng hợp thành 2 cặp số của Thất Tinh Đả cuộc hợp thành quẻ Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng của mổi cung hợp nhau lại thành Tam ban quái. Trường hợp này không cần điều kiện song tinh đáo hướng. Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng Khôn.
b.2 Kiếp.
Các sao Tọa và Hướng của mổi cặp cung tọa và hướng có các số cung hợp với nhau thành một cặp số sinh thành của Hà đồ như là (1, 6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9). Cả 4 sao của các cặp cung này hợp lại thành 2 cặp số Thất Tinh Đả Kiếp như thí dụ trên.
Cả 4 sao Tọa và hướng của mổi cặp cung đối xứng nhau qua Trung-cung hợp nhau thành 2
b.3 Cặp số Thất Tinh Đả Kiếp.
Ngoài ra còn có trường hợp Toàn bàn Thất Tinh Đả Kiếp mà người ta còn gọi là Tam-Ban Xảo quái (đã khảo sát ở phần trên).
Điều quan trọng cần chú ý là các phép MƯỢN KHÍ làm khí trong nhà được đưa lên rất cao nên có thể đưa tất cả các điều tốt xấu lên cao độ khiến cho rất thịnh vượng hoặc rất suy bại tùy theo tình trạng phong-thủy tốt xấu. Như vậy, khi Ngũ-hành của sao và cung kỵ nhau, kỵ thủy và kỵ sơn, ta vẫn phải tìm cách giải cho thỏa đáng để triệt tiêu cho bằng hết tất cả chuyện xấu.
Trong phép THẤT TINH ĐẢ KIẾP thì những điều kiện sau đây cũng cần có:
- Hướng tinh hoặc sơn tinh là sinh vượng khí cần được đắc cách
- Ngũ-hành trong các cung đều phải sửa đổi cho tốt.
- Kỵ Sơn và thủy cũng cần phải giải quyết cho thỏa đáng ở các nơi cần thiết.
- Hình thế bên ngoài phải không kỵ hay được an bày để không kỵ.
- Không bị Tù tức là vượng tinh của hướng không được nằm trong Trung-cung (trường hợp tam ban xảo quái và các trường hợp khác). Hậu quả có thể vô cùng tai hại nếu các điều kiện trên không đuợc toàn chỉnh.