I. CÁC LOẠI SÁT TINH
Trạch vận sát tinh là biểu hiện của cảm ứng trường khí hình thành từ vận chuyển của Huyền không phi tinh. Đây là nội dung quan trọng nhằm “đón cát tránh hung” trong phong thủy Dương trạch huyền không.
1. Tam sát
Khi nói tới trạch vận sát khí, phong thủy học thường chú trong Tam Sát, khi xây dựng nhà cửa, tuyệt đối không phạm Tam sát. Tam sát có thể là Tam sát về phương vị, cũng có thể là Tam Sát về thời gian.
Ví dụ : vào năm Dậu, tra trong bảng ta thấy Dậu tam hợp địa chi với năm – tháng – ngày – giờ Tỵ – Dậu – Sửu. Trong thời điểm tam hợp địa chi năm – tháng – ngày – giờ này thì hướng Đông là vị trí Tam sát trong nhà, nếu trong các tháng Tỵ – Dậu – Sửu tiến hành khai trương hoặc động thổ tại phương vị Dần – Mão – Thìn sẽ phạm Tam Sát.
- Tam sát và thời gian, phương vị
Năm – tháng – ngày – giờ | Tam sát phương vị |
Tỵ – Dậu – Sửu | Dần – Mão – Thìn (hướng Đông) |
Dần – Ngọ – Tuất | Hợi – Tý – Sửu (hướng Bắc) |
Thân – Tý – Thìn | Tỵ – Ngọ – Mùi (hướng Nam) |
Hợi – Mão – Mùi | Thân – Dậu – Tuất (hướng Tây) |
- Ảnh hưởng Tam Sát đối với trạch vận :
- Thứ nhất là xảy ra tai nạn bất ngờ, như xe cộ.
- Thứ hai là phá tài, như đầu tư bị thất bại.
- Thứ ba là kiện tụng, điều tiếng, như bị tù tội.
- Thứ tư là không tốt cho sức khỏe, người trong nhà hay bị ốm đau bệnh tật.
Vì vậy phàm là năm Tam sát, tháng Tam sát, đều không nên tọa sơn lập hướng và xây sửa, đặc biệt trong thời điểm thất vận, để tránh xung sát mà gây tai họa.
- Cách khắc chế :
Khi phạm phải Tam Sát về phương vị thì phải để một lượng nước nhất định tại phương sát để hạn chế hung tính của nó, phòng tránh nó phát tác, như vậy có thể hạn chế được 30% sát khí. Đồng thời cũng có thể để cây ở phương sát để thu hút hung khí của Tam Sát, phòng tránh hung khí phát tán, như vậy có thể hạn chế được 70% sát khí.
Nếu kết hợp với ngày vượng để động thổ thì có thể hạn chế được 90% sát khí.
2. Ngũ Hoàng sát
Trong Huyền không phong thủy học, Ngũ Hoàng sát chính là sát khí mạnh nhất trong trạch vận bàn, còn gọi là Chính Quan Sát, Mậu kỷ sát. Nếu Ngũ Hoàng nhập trung cung thì gọi là Liêm Trinh hay hỏa tinh, sát tinh, đào hoa.
Phong thủy học lấy hướng mà Ngũ Hoàng đến ứng với năm – tháng – ngày – giờ kỵ khai sơn, động thổ và những vật thể gây chấn động.
Nếu Ngũ Hoàng trùng với Thái Tuế, nguyệt kiến, ngày – giờ là đại hung. Ngũ Hoàng tuyệt đối không được gặp các hung sát khác.
Khi chọn ngày có thể dùng Giáp, Ất, Mộc can khắc Canh, Tân, Kim can hóa, sau đó lại lấy địa chi Dần – Mão – Thìn, Hợi -Mão – Mùi – Mộc cục để chế hoặc Thân – Dậu – Tuất, Tỵ – Dậu – Sửu – Kim để tiết khí, như vậy sẽ không có hại.
Ngũ Hoàng của tháng, nếu phạm phải thì hung nhất và tiếp diễn lâu nhất. Ngũ Hoàng của giờ, ngày nếu phạm phải thì quả tương đối nhẹ. Nếu là an táng, tu sửa thì có thể sử dụng, nếu tu sử nhà cửa trong thời gian dài không nên dùng.
- Chủ sự của Ngũ Hoàng :
Khi an phi tinh, Ngũ Hoàng nhâp trung cung, chính là vua nằm ở chính vị điều khiển quần thần, không thể gây tai họa. Nhưng nếu bay sang tám hướng lại là hung sát, nên tĩnh không nên động, cũng không nên gặp các xung sát khác tại nơi đến, nếu gặp thì hiệu quả lập tức thể hiện ngay. Cụ thể như sau :
Phương vị | Chủ sự |
Khảm | Chủ về bệnh liên quan đến hệ thống tiếu niệu, nữ cần phòng sảy thai, bệnh ung thư máu, bệnh về tai và thận. |
Cấn | Chủ về bệnh dạ dày, chân trái bị thương, bệnh khớp, trẻ em có thể suy nhược, hôn mê. |
Chấn | Chủ về đau chân, đau lưng, tai nạn xe cộ hoặc tai nạn liên quan đến tiền bạc. |
Tốn | Chủ về bệnh đốt sống cổ, hệ thống thần kinh, bệnh ngoài da, rụng tóc, trẻ con học hành không tốt. |
Ly | Chủ về huyết áp không ổn định, bệnh về mắt, bệnh tim, hoa mắt, tai nạn đổ máu, điều tiếng thị phi. |
Khôn | Chủ về bệnh tỳ vị, đau vai phải, tranh chấp ruộng đất, tai nạn đổ máu. |
Đoài | Chủ về ngộ độc thực phâm, bị thương do vật nhọn bằng kim loại, đào hoa. |
Càn | Chủ về đau đầu, đau chân phải, bệnh tim, kiện tụng. |
Trung cung | Chủ về bệnh tim, gia đình bất hòa, chết do tai họa bất ngờ. |
- Ám Ngũ Hoàng :
Trong ” ngọc kính ” viết : ” Bát sơn sợ nhất là Ngũ Hoàng tới, cho dù có sinh khí cũng tiêu tán tiền của. Đã hung lại gặp đôi Hoàng, tai họa càng thảm khốc”. Đôi hoàng ở đây chỉ Ngũ Hoàng lại gặp Ám Ngũ Hoàng. Ám Ngũ Hoàng còn gọi là Phi Thiên đại sát, luận theo Hỏa tinh. Nếu Xây dựng hay động thổ tại phương vị này chủ về xảy ra hỏa hoạn. Vào năm can Dương Giáp – Bính – Mậu – Canh – Nhâm Ám Ngũ Hoàng tại cung đối diện với Ngũ Hoàng, còn vào năm can Âm Ất – Đinh – Kỷ – Tân – Quý thì cùng cung với Ngũ Hoàng. Sau đây là bảng Ám Ngũ Hoàng.
Năm | Giáp Thân | Ất Dậu | Bính Tuất | Đinh Hợi | Mậu Tý | Kỷ Sửu | Canh Dần | Tân Mão | Nhâm Thìn |
Ngũ Hoàng | Trung | Càn | Đoài | Cấn | Ly | Khảm | Khôn | Chấn | Tốn |
Ám Ngũ Hoàng | Trung | Càn | Chấn | Cấn | Khảm | Khảm | Cấn | Chấn | Càn |
Năm | Quý Tỵ | Giáp Ngọ | Ất Mùi | Bính Thân | Đinh Dậu | Mậu Tuất | Kỷ Hợi | Canh Tý | |
Ngũ Hoàng | Trung | Càn | Đoài | Cấn | Ly | Khảm | Khôn | Chấn | |
Ám Ngũ Hoàng | Trung | Tốn | Đoài | Càn | Ly | Ly | Khôn | Đoài |
3. Tam Diệu sát
Cơ sở của Huyền không phong thủy học là Kinh Dịch Bát Quái, Loan Đầu là thể, Lý Khí là dụng, khi nắm bắt cách vận dụng Huyền không lý khí, đồng thời cũng phải kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của các trường phái khác, như vậy mới có thể ” chọn cái hay bù cái dở”.
Tam diệu sát là một loại sát thường được nhắc đến trong phái Tam Hợp, tuy là sát tinh nhưng khi khai môn lập hướng, bát sa, thu thủy lại có thể mang lại hiệu quả lý tưởng.
Khẩu quyết của Tam Diệu sát :
” Khảm long Khôn thố Chấn sơn hầu, Tốn kê Càn mã Đoài xà đầu.
Cấn hổ Ly chư vi sát diệu, trạch cơ phùng chi nhất thời hưu”.
Có nghĩa là : Khảm là rồng, Khôn là thỏ (Mèo), sơn Chấn là khỉ. Tốn là gà, Càn là ngựa, Đoài là đầu rắn. Cấn là cọp, Ly là heo, tất cả là đều là Sát Diệu – tức sao dữ.
Nhà cửa gặp một trong số đó sẽ lụn bại. Bài khẩu quyết này bắt nguồn từ quẻ Dịch Kinh Phòng , Bát quái kết hợp với các thành viên trong gia đình thành : ” Sinh ra ta là phụ mẫu, ta sinh ra tử tôn, giống với ta là huynh đệ, bị ta khắc là thê tài, khắc ta là quan quỷ”. Quan quỷ ở đây chính là sát. ” La kinh giải định ” coi quẻ hào khắc bản sơn là Diệu, bản sơn khắc quẻ sơn là là Sát, mộ (khố) của bản sơn Hoàng Tuyền, gọi là ” Bát sát Hoàng Tuyền”, là pháp quyết quan trọng để khai môn lập hướng, bát sa và thu thủy. Coi quẻ Dịch Kinh Phòng là cơ sở lý luận, luận theo Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, lấy bản tọa sơn và Tiên thiên, Hậu thiên của sơn, mỗi thứ một hào quan quỷ là diệu, vì vậy có tên là ” Tam Diệu sát”. Vì Tam Diệu Sát là vật khắc (làm hại, quản thúc, áp chế) ta, cho nên đó là một sát khí.
Phương vị của Tam Diệu sát kỵ nhất những điều : Cửa và lối vào chiếu thẳng dòng nước hay ao tù; có góc nhà, cột đèn, vật nhọn (Hỏa hình), máy biến áp; bơm nước (Giếng), các tảng đá để không theo trật tự, ống khói, cột điện cao thế, cầu vượt hình vòng cung ngược; cột điện, cây cổ thụ (cao lớn, cành đua ra, cành mục nhiều, không tươi tốt), cây khô. Nếu nhưng vật trên ở phương vị Tam Diệu sát thì chủ về trong nhà có người bị lao, thổ huyết, khi phán đoán nhất định phải xác định rõ phương vị thì mới ứng nghiệm.
Diệu sát là quan quỷ trong bát quái, vì vậy sát khí và sự phá hủy, áp chế, quản thúc của nó có thể khiến cho người trong nhà xảy ra kiện tụng, tranh chấp, phỉ báng, vu khống, mắc bệnh mãn tính, tinh thần phân liệt, đau khổ, lo âu, tinh thần bất ổn, gia đình bất hòa, con cái gặp tai họa…. Sự ứng nghiệm của Tam Diệu sát ngoài về phương vị và các vật thể nói trên, cũng thường liên quan đến tháng – năm Tam hợp và tháng – năm đối xung.
Người đối ứng là người mang quẻ Diệu sát hoặc cầm tinh con vật đối ứng.Ví dụ : quẻ Khôn tọa sơn, nếu phạm phải Mão Mộc chính Diệu Sát, phương vị Mão Mộc lại có các vật không may mắn như đã nói ở trên thì tháng ứng nghiệm là Hợi – Mão – Mùi – Dậu. Người ứng nghiệm có thể là trưởng nam tuổi Mão cung Chấn hoặc người tuổi Mão, tuổi Dậu.
Bảng tra Tam Diệu Sát
Bản sơn | Khảm
Thìn – Tuất |
Khôn
Mão |
Chấn
Thân |
Tốn
Dậu |
Càn
Ngọ |
Đoài
Tỵ |
Cấn
Dần |
Ly
Hợi |
Tiên thiên | Đoài
Tỵ |
Khảm
Thìn-Tuất |
Cấn
Dần |
Khôn
Mão |
Ly
Hợi |
Tốn
Dậu |
Càn
Ngọ |
Chấn
Thân |
Hậu thiên | Khôn
Mão |
Tốn
Dậu |
Ly
Hợi |
Đoài
Tỵ |
Cấn
Dần |
Khảm
Thìn-Tuất |
Chấn
Thân |
Càn
Ngọ |
Tam diệu | Thìn – Tuất
Tỵ Mão |
Mão Dậu
Tuất Thìn |
Thân Dần Hợi | Dậu Mão Tỵ | Ngọ Hợi Dần | Tỵ Dậu
Thìn Tuất |
Dần Ngọ
Thân |
Hợi Thân Ngọ |
Bảng tra ứng nghiệm cát hung của Tam Diệu Sát
Diệu Sát kiếp hình Phương vị | Phát Bệnh | ||||
Cơ quan, bộ phận và tình trạng | Người
|
Bộ phận
|
Thời gian | ||
Khảm | Tý Nhâm | Thận, bàng quang, tai, eo lưng, đường tiết niệu, tai điếc, nặng tai | Trưởng nam | Thận, nửa người dưới, bộ phận sinh dục | Giáp- Ất-Bính -Ngọ -Tý |
Tý Quý | Đau mỏi thắt lưng, viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa, bệnh giới tính, bệnh tiểu đường, sợ lạnh, mất ngủ. | Người Tuổi Tý – Ngọ | Giáp- Ất-Đinh -Ngọ -Tý
|
||
Khôn | Mùi Khôn | Cao huyết áp, bí đại tiểu tiện, dạ dày, sinh lý bất thường, biếng ăn, suy dinh dưỡng. | Mẹ, con trai thứ | Bụng, cơ bắp, tỳ, vị | Hợi-Mão Mùi -Tuất |
Thân Khôn | Gầy yếu, tuần hoàn huyết dịch kém, buồn nôn, tỳ vị kém. | Thân – Tý – Thìn – Dần | |||
Chấn | Mão Giáp | Bệnh ở gan, lưng, mật, mắt, thần kinh, hay ngủ mê, tinh thần bất an, như người mất hồn. | Con trai trưởng | Chân, mật, tam tiêu, thận phải | Hợi – Mão – Mùi – Dậu – Canh |
Mão Ất | Đau vai, vẹo cổ, thần kinh mặt. | Con trai tuổi Mão, tuổi Dậu | Hợi – Mão – Mùi – Dậu – Tân. | ||
Tốn | Thìn Tốn | Da, vai, lưng, cơ quan, tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, lạnh. | Con gái cả, con trai út | Gan, máu, thần kinh | Giáp – Tý – Thìn – Tuất. |
Tỵ Tốn | Ruột non, mặt, răng lợi, đùi họng, đau lưng bệnh phụ nữ, bệnh giới tính, âm lạnh. | Con trai thứ, Tuổi Mão – Tỵ | Ty- Dậu – Sửu – Hợi |
Diệu Sát kiếp hình Phương vị | Phát Bệnh | ||||
Cơ quan, bộ phận và tình trạng | Người | Bộ phận | Thời gian | ||
Càn | Tuất Càn | Thận phải, sườn, đầu gối, ngực, tử cung, đau đầu, khó thở, u tai, tinh lực suy giảm, cao huyết áp. | Bố, con trai thứ | Mặt, chân | Dần – Ngọ – Tuất – Thìn |
Hợi Càn | Bàng quang, bộ phận sinh sản, hậu môn | Con trai út , tuổi Hợi – Tuất | Dần – Ngọ – Tuất – Hợi | ||
Đoài | Dậu Canh | Phổi, họng, mũi, giọng, máu, ruột non, hen suyễn, cảm mạo, xương vai. | Con gái út
Trưởng nam, tuổi Dậu – Mão |
Phổi, miệng | Tỵ – Dậu – Sửu – Mão – Giáp |
Dậu Tân | Đau mỏi, tiêu chảy, phù thũng | Tỵ – Dậu – Sửu – Mão – Ất | |||
Cấn | Sửu Cấn | Tỳ vị, chân, cơ thể suy nhược, đau cánh tay | Con trái út, con trai thứ | Dạ dày, tay | Tỵ – Dậu – Sửu – Mùi |
Dần Cấn | Mật, hoàng đản, đầy bụng, vị hỏa | Con trai cả, tuổi Dậu -Mão | Dần – Ngọ – Tuất – Thân | ||
Ly | Ngọ Bính | Tim, mắt, lưỡi, tuần hoàn máu, nhịp tim nhanh, đau đầu | Con gái thứ | Tim , mắt | Dần – Ngọ – Tuất – Tý – Nhâm |
Ngọ Đinh | Đau tim, xuất huyết não, chán ăn | Trưởng nam, tuổi Ngọ – Tý | Dần – Ngọ – Tuất – Tý – Quý |
4. Phi tinh Thái Tuế & địa bàn Thái Tuế
Không được động thổ ở hướng Thái Tuế.
Nơi phi tinh Thái Tuế bay tới cũng không được phép động thổ.
Do vậy, trước khi động thổ khởi công (làm nhà hay cưới hỏi đều phải tránh) không những phải xác định phương vị của Địa bàn Thái Tuế, mà còn phải xác định đúng Phi tinh Thái tuế cũng như phương vị mà nó bay tới, nếu không, động thổ ở hướng Thái Tuế thì có thể gây tai họa lớn.
Bảng tra phương vị sao phi tinh thái Tuế và Tuế phá
Lưu niên | Vận 1 | Vận 4 | Vận 7 | |||
Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | |
Giáp Tý | Trung cung | Khôn | Ly | Cấn | Khôn | |
Ất Sửu | Tốn | càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Bính Dần | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Đinh Mão | Khảm | Ly | Đoài | Chấn | Tốn | Càn |
Mậu Thìn | Chấn | Đoài | Ly | Khảm | Càn | Tốn |
Kỷ Tỵ | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Canh Ngọ | Khảm | Ly | Đoài | Chấn | Tốn | Càn |
Tân Mùi | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Nhâm Thân | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Quý Dậu | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | Trung cung | |
Giáp Tuất | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | Trung cung | |
Ất Hợi | Chấn | Đoài | Ly | Khảm | Càn | Tốn |
Bính Tý | Cấn | khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Đinh Sửu | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ly |
Mậu Dần | Cấn | Khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Kỷ Mão | Tốn | Càn | Khảm | ly | Đoài | Chấn |
Canh Thìn | Càn | Tốn | Chấn | Đoài | Ly | Khảm |
Tân Tỵ | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ly |
Nhâm Ngọ | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Quý Mùi | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ly |
Lưu niên | Vận 2 | Vận 5 | Vận 8 | |||
Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | |
Giáp Thân | Cấn | Khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Ất Dậu | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Bính Tuất | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Đinh Hợi | Càn | Tốn | Chấn | Đoài | Ly | Khảm |
Mậu Tý | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | Trung cung | |
Kỷ Sửu | Khảm | Ly | Đoài | Chấn | Tốn | Càn |
Canh Dần | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | Trung cung | |
Tân Mão | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ly |
Nhâm Thìn | Ly | Khảm | Càn | Tốn | Chấn | Đoài |
Quý Tỵ | Khảm | Ly | Đoài | Chấn | Tốn | càn |
Lưu niên | Vận 2 | Vận 5 | Vận 8 | |||
Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | |
Giáp Ngọ | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ly |
Ất Mùi | Khảm | Ly | Đoài | Chấn | Tốn | Càn |
Bính Thân | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | Trung cung | |
Đinh Dậu | Cấn | Khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Mậu Tuất | Cấn | Khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Kỷ Hợi | Ly | Khảm | Càn | Tốn | Chấn | Đoài |
Canh Tý | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Tân Sửu | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Nhâm Dần | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Quý Mão | Khảm | Ly | Đoài | Chấn | Tốn | Càn |
Lưu niên | Vận 3 | Vận 6 | Vận 9 | |||
Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | Thái Tuế | Tuế Phá | |
Giáp Thìn | Chấn | Đoài | Ly | Khảm | Càn | Tốn |
Ất Tỵ | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Bính Ngọ | Khảm | Ly | Đoài | Chấn | Tốn | Càn |
Đinh Mùi | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Mậu Thân | Trung cung | Khôn | Ly | Cấn | Khôn | |
Kỷ Dậu | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | Trung cung | |
Canh Tuất | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | Trung cung | |
Tân Hợi | Chấn | Đoài | Ly | Khảm | Càn | Tốn |
Nhâm Tý | Cấn | Khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Quý Sửu | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ky |
Giáp Dần | Cấn | Khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Ất Mão | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoài | Chấn |
Bính Thìn | Càn | Tốn | Chấn | Đoài | Ly | Khảm |
Đinh Tỵ | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ly |
Mậu Ngọ | Tốn | Càn | Khảm | Ly | Đoàn | Chấn |
Kỷ Mùi | Đoài | Chấn | Tốn | Càn | Khảm | Ly |
Canh Thân | Cấn | Khôn | Trung cung | Khôn | Cấn | |
Tân Dậu | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Nhâm Tuất | Trung cung | Khôn | Cấn | Cấn | Khôn | |
Quý Hợi | Càn | Tốn | Chấn | Đoài | Đoài | Chấn |
5. Bản mệnh sát và Đích Sát
Trong cửu tinh đồ phi tinh của Năm – tháng – ngày – giờ, phương vị nào có sao bản mệnh đóng, phương vị đó bị bản “mệnh sát”. Phương đối lập với phương bản mệnh sát là “Đích Sát”.
Phương bản “mệnh sát” và phương “đích sát” đều là phương đại hung.
Ví dụ : Người sinh ngày Nhâm Ngọ sau tiết Vũ Thủy, năm Giáp Tuất 1994 sao bản mệnh là Thất Xích. Sao quản năm Giáp Tuất là sao Lục Bạch.
6. Ám kiến và Ám Kiến Sát
Trong cửu tinh đồ phi tinh của Năm – tháng – ngày – giờ, ta lấy sao quản năm – tháng – ngày – giờ đặt vào trung cung. Phương vị nào có số cung trùng với số của sao đặt ở cung trung gọi là Ám kiến đại hung. (với năm – tháng – ngày – giờ nào thì phương Ám kiến là ám kiến sát của năm – tháng – ngày – giờ đó)
Ví dụ : năm Giáp Tuất Hạ Nguyên, sao Lục Bạch quản. Đặt Lục Bạch vào trung cung, số sao Lục Bạch là 6 trùng với số của cung Càn cũng là 6. Vậy phương Càn là Ám Kiến, đồng thời là phương Ám kiến sát của năm Giáp Tuất.