CHƯƠNG III : PHI TINH TẠO NÊN NGÔI NHÀ PHÁT ĐẠT
- Trong vòng tròn có 24 sơn: màu đỏ là dương, màu đen là âm.
- Trong vòng tròn chia thành 120 phân kim và vòng tròn có 8 hướng: màu đỏ là hoả, vàng là thổ, đen (vì màu trắng không viết được) là kim, màu xanh dương là thuỷ, màu xanh lá cây là mộc
I. CHÍNH SƠN – CHÍNH HƯỚNG
Tuyến chính hướng là đường thẳng góc đè lên chính giữa chữ nào đó. Lập chính sơn chính hướng mục đích là để chọn khí của quẻ sơn và hướng được thuần khiết, không pha tạp.
Lập tuyến kiêm hướng là lệch sang trái hay sang phải để kiêm trái hoặc kiêm phải.
- Nếu lệch đến một độ số nhất định (theo lý thuyết là từ 3 độ trở lên) thì không còn là quẻ thuần nữa, khi ấy xuất hiện kiêm quái hay kiêm hướng.
- Nếu lệch ra khỏi quẻ sẽ phạm sai lầm “hướng xuất quái”.
- Nếu lệch bên trong sẽ phạm sai lầm khí âm dương lẫn lộn.
Tuyến không thể lập trạch, nói đơn giản là các tuyến phạm đại không vong và tiểu không vong.
- Phạm đại không vong chủ về đại hung, hao người tốn của rất nặng.
- Phạm tiểu không vong thì dẫn đến hung sát, làm người không yên, gia đạo bất ổn.
- Phạm ngũ hành lẫn lộn dẫn đến khí sát, có thể hao tổn tiền tài, người nhà ốm đau.
Phương pháp lập tuyến đúng phép gọi là “hợp tuyến pháp” nghĩa là không những phải hợp lý với tinh bàn, mà còn phải phù hợp với hình thế bên ngoài. Nếu vì hoàn cảnh bắt buộc phải lập trạch mà xuất hiện kiêm hướng thì phải dùng phương pháp quẻ thế để lý khí và hình thế phù hợp với nhau. Nếu hoàn cảnh địa hình rơi vào vị trí “không vong” thì đành bỏ cuộc đất ấy, không dùng kẻo mang hoạ.
Huyền không phong thuỷ rất coi trọng vấn đề thuần khí. Xem nó như là yếu tố đầu tiên quyết định họa phúc, sang hèn của một căn nhà. Như nhà kiêm hướng khi lập tinh bàn thế thấy vượng sơn vượng hướng, cho dù được vậy thì vượng mà không vượng vì khí đã pha tạp. Khi an cổng cửa củng phải lưu ý đến vấn đề thuần khí. Xin được nhắc lại:
THIÊN NGUYÊN LONG | NHÂN NGUYÊN LONG | ĐỊA NGUYÊN LONG | |||
Sơn dương | Sơn âm | Sơn dương | Sơn âm | Sơn dương | Sơn âm |
CÀN
KHÔN CẤN TỐN |
TÝ
NGỌ MÃO DẬU |
DẦN
THÂN TỴ HỢI |
ẤT
TÂN ĐINH QUÝ |
GIÁP
CANH NHÂM BÍNH |
THÌN
TUẤT SỬU MÙI |
Ngoài vấn đề thuần khí âm dương Khi an cổng, ngõ lại còn phải áp dụng phép phân kim sẽ được trình bày ở những hồi sau.
Nam | ||||
4
Tốn |
9
Ly |
2
Khôn |
||
Đông | 3
Chấn |
5 | 7
Đoài |
Tây |
8
Cấn |
1
Khảm |
6
Càn |
||
Bắc |
II. PHẢN NGÂM – PHỤC NGÂM
Chúng ta đã biết mỗi cung hướng đều đi liền với một số của cửu tinh như: 2, 5, 8 là cung Khôn, cung Cấn. 3, 7 là cung Chấn cung Đoài. 4, 6 là cung Tốn, cung Càn. 1, 9 là cung Khảm cung Ly.
Khi lập tinh bàn mà gặp trường hợp phi tinh của sơn hoặc hướng là ngũ hoàng nhập trung cung, nếu bay thuận thì số của phi tinh giống số của địa bàn đó là bị phục ngâm, nếu đi nghịch thì số của phi tinh nằm ở cung đối diện với số của địa bàn đó là bị phản ngâm.
Hai sao sơn, hướng, nếu như Ngũ Hoàng nhập trung cung, các sao còn lại sắp thuận chiều kim đồng hồ vào tám cung là Phục Ngâm, sắp ngược chiều kim đồng hồ vào tám cung là phản ngâm.
Nếu như 5 nhập trung cung mà di chuyển ngược chiều kim đồng hồ, sao đương lệnh sẽ không đến được sơn hướng, tình huống này gọi là ” Xuyên tâm sát”.
Nếu sao đương lệnh không kỵ không có tai họa gì đáng kể, nhưng nếu như Phản ngâm, Phục ngâm cùng xuất hiện trên tinh bàn, đó chính là đại kỵ khi lập sơn hướng.
* Phục ngâm: tức là tăng năng lực vì cùng một số, lúc đó năng lực cửa cửu tinh là tốt hay xấu sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
* Phản ngâm: Tức là lực đối kháng lại, cũng làm năng lực của cửu tinh tăng lên gấp nhiều lần nhưng ở chiều ngược lại.
Nam | Sơn Khôn | |||
7
6 1 |
3
1 6 |
5
8 8 |
||
Đông | 6
7 9 |
8
5 2 |
1
3 4 |
Tây |
2
2 5 |
4
9 7 |
9
4 3 |
||
Hướng Cấn |
Bắc |
– Nếu hướng tinh là vượng tinh mà lại bị Phản Ngâm hay Phục ngâm: trường hợp này không ngại, chỉ cần có thuỷ ở hướng (tức phương có vượng tinh) là vẫn có thể dùng được.
Như trường hợp nhà Khôn hướng Cấn vận 8, nhà có hướng tinh 8 nằm ở phía TÂY NAM (tức phương toạ) tức là bị Phản ngâm. Nhưng trong vận 8, hướng tinh Bát bạch là vượng tinh, nếu đắc thuỷ thì vẫn tốt như thường. Tuy nhiên, nếu đến cuối vận 8 mà không tu sửa nhà hay dời chỗ ở thì lúc đó tai hoạ mới xảy ra.
Nam | Hướng Mùi | |||
7
1 6 |
3
6 1 |
5
8 8 |
||
Đông | 6
9 8 |
8
2 5 |
1
4 3 |
Tây |
2
5 2 |
4
7 9 |
9
3 4 |
||
Sơn Sửu | Bắc |
Ngược lại, nếu nhà có vượng tinh bị Phục ngâm, như trường hợp nhà toạ MÙI, hướng SỬU trong vận 8, nếu đầu hướng có cửa hay thuỷ cũng đều tốt như thường, dù biết rằng trong vận 8 mà có thuỷ ở phía ĐÔNG BẮC là bị Linh thần thuỷ, chủ phá tài.
– Trường hợp hướng tinh là khí suy, tử mà lại bị Phản, Phục ngâm: nếu trong những trường hợp này, hướng tinh bị Phản, Phục ngâm lại nằm chung với vượng tinh của sơn thì có thể dùng cách “dùng sơn để chế ngự thuỷ”, tức là xây nhà cao, đắp đất. trồng cây cao tại nơi đó để “xuất sát” của thuỷ thần bị Phản, Phục ngâm. Ngược lại, nếu cả sơn và hướng tinh đều là khí suy tử thì 1 là tránh làm động chỗ đó. Nếu nơi đó là cửa ra vào thì nên dời cửa đi nơi khác. Nếu nơi đó là 1 khu vực của căn nhà thì tránh dùng làm phòng ăn, phòng ngủ, buồng tắm… chỉ có thể dùng làm nhà kho hoặc bỏ trống là tốt nhất. Nếu là phòng ngủ thì còn cần để ý xem phương vị của cửa phòng có nằm tại phương bị Phản, phục ngâm hay không? Nếu có thì cũng phải tránh. Còn cách thứ 2 là dùng phương pháp hoá giải tức là nếu sao bị Phản, Phục ngâm là hành Thổ thì dùng Kim hoá, nếu là hành Thuỷ thì dùng Mộc hoá… để làm giảm nhẹ mọi tai hoạ đi thôi.
– Nếu sơn tinh là vượng tinh mà lại bị Phản, Phục ngâm thì cũng không ngại. Nơi đó nếu có nhà cao hay cây cối, gò đống thì vẫn tốt cho vận đó, chỉ đến vận sau mới đáng ngại cho nhân đinh.
– Trường hợp Sơn tinh bị Phản, Phục ngâm: nếu sơn tinh nằm chung với vượng tinh của hướng ở cùng 1 cung thì dùng cách “đắc thuỷ để thu sơn” mà hoá giải. Nếu cả sơn tinh lẫn hướng tinh đều là khí suy tử thì cũng theo những cách đã nói ở phần trên mà hoá giải.
– Trường hợp Hướng tinh hoặc Sơn tinh toàn bàn phản hay phục ngâm (đây là trường hợp Ngũ hoàng nhập trung cung). Nếu nơi hướng tinh vượng có thủy và sơn tinh vượng có sơn thì có thể chế ngự được. Chỉ khi qua vận sau nếu không tu sửa lại thì tai họa mới đến.
III. VƯỢNG SƠN – VƯỢNG HƯỚNG
Vượng Sơn, Vượng Hướng còn gọi là đáo sơn đáo hướng, đáo sơn tức là đúng lúc vượng tinh của Sơn bàn bay đến tọa, đáo hướng tức là đúng lúc vượng tinh của Hướng Bàn bay đến hướng. Nếu hình cục phù hợp thì phía sau đáo sơn có núi, phía trước đáo hướng có sông, chủ về bố cục đinh tài lưỡng vượng.
Bố cục vượng sơn vượng hướng phù hợp với tọa sơn có núi đẹp, ngay ngắn, Long, Hổ đầy đủ. Phía trước có một dòng nước quanh co uốn lượn bao quanh hoặc ao hồ. Bố cục này cần chú ý đến Lai Long, lấy ba yếu tố ” nhọn”, “tròn”, “Vuông” làm ba cát tinh, tọa hướng của ngôi nhà không được phạm xuất quái hoặc có sai sót.
Nếu phù hợp với cục thế sẽ được phát tài, lại được phúc dài lâu, chủ về chính nhân quân tử, có đủ cả tài đinh quý thọ, lại hưởng phúc trạch dày. Thông thường, nếu lập hướng là Âm sơn hoặc Âm hướng, phi tinh nhập trung cung bay ngược chiều thì đây là cách cục vượng sơn vượng hướng.
Sau khi đã đo lấy độ hướng, xác định căn nhà thuộc sơn_ hướng nào, ta lập tinh bàn cho căn nhà. Nhìn vào 9 cung hướng của tinh bàn, nơi nào có số sơn hoặc hướng trùng với số đương vận thì gọi là cung vượng. Nếu là số của sơn thì nơi ấy gọi là sơn vượng. Nếu là hướng thì nơi ấy gọi là hướng vượng. Nếu sơn vượng ở toạ và hướng vượng ở hướng thì nhà ấy được gọi là nhà vượng sơn vượng hướng.
Nhà được vượng sơn vượng hướng (còn gọi là đáo sơn đáo hướng hay cách cục châu bảo tuyến) lại thêm hình thế phù hợp, tức phía trước trống thoáng hoặc có đường đi, phía sau có núi, đồi, nhà cao hoặc cây cao cộng thêm bố trí cổng cửa phù hợp thì vượng phát cả tài lộc lẫn nhân đinh.
“Thanh Nang Tự” viết: “Thức đắc âm dương huyền diệu lý, tri kỳ suy vượng sinh dữ tử. Bất vấn toạ sơn dữ thuỷ lai, thản phùng tử khí giai vô thủ”. Ý đoạn văn trên nói rằng: Phong thuỷ cần lấy vượng mà bỏ suy, phương vị có thể xu cát tỵ hung. Mà vượng sơn vượng hướng là “lấy vượng bỏ suy, đón sinh mà tránh sát”. Cho nên nhà cửa mà được vượng sơn vượng hướng thì không những có ích cho tài vận, sự nghiệp, mà còn có thể thúc đẩy sự hưng vượng về người, như đang hiếm muộn vào nhà này sẽ có con, nhà doanh nghiệp có nhiều cộng sự giỏi, …
IV. SONG TINH HỘI TỌA – SONG TINH HỘI
Các nhà được song tinh đáo hướng, song tinh đáo sơn vận 8: Dựa vào 120 Phân Kim
Song tinh hội tọa, song tinh hội hướng
Các nhà được Song tinh hội tọa, song tinh hội hướng vận 8: Dựa vào 120 Phân Kim
- VẬN 8 : 16 HƯỚNG NHÀ
Vượng Hướng : Ở 3370 → 3430 |
Vượng Sơn : Ở 1660 → 1720 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Sơn : Ở 3580 → 3640 |
Vượng Sơn : Ở 1720 → 1750 Vượng Sơn : Ở 1840 → 1870 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Sơn : Ở 130 → 190 |
Vượng Hướng : Ở 1960 → 2020 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Hướng : Ở 280 → 340 |
Vượng Sơn : Ở 2080 → 2140 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Sơn : Ở 430 → 490 |
Vượng Hướng : Ở 2230 → 2290 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Sơn : Ở 520 → 580 |
Vượng Hướng : Ở 2380 → 2440 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Hướng : Ở 670 → 730 |
Vượng Sơn : Ở 2560 → 2620 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Sơn : Ở 85 → 910 |
Vượng Hướng : Ở 2680 → 2740 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vượng Sơn : Ở 97 → 1030 |
Vượng Hướng : Ở 2830 → 2890 |
Tức được Sơn phạm Hướng, hoặc Được Hướng Phạm Sơn.
Trường hợp này hoặc là được về nhân khẩu thì hại về tiền tài, hoặc được về tiền tài thì hại về nhân khẩu.
Song tinh đáo hướng là một cách cục đặc biệt của vượng sơn vượng hướng. Nhà có song tinh đáo hướng và cặp sơn hướng này là số của đương vận. Nếu phía trước trống thoáng hoặc có đường đi hay có thủy thì đây là cách “ thu sơn” mà thành “vượng sơn, vượng hướng”, tốt đẹp một thời.
Thí dụ: nhà tọa canh hướng giáp, vận 8.
V. THƯỢNG SƠN HÁ THỦY
Tức sao Sơn lại nằm ở vị Hướng, sao Hướng lại nằm ở vị Sơn. Như vậy là phạm cả Sơn và Hướng ” Long Sơn không thể xuống nước, Long Hướng không thể lên núi”. Nhà này chủ về tổn đinh phá tài.
Tương phản với vượng sơn vượng hướng là Thướng Sơn Há Thủy, còn gọi là “Hoả khanh tuyến” tức sơn tinh vượng tới hướng, hướng tinh vượng tới toạ. Theo phái Huyền Không, phàm toạ hướng của trạch phạm vào cách cục “Thướng Sơn Há Thủy”, tức Thủy thần lên núi, Sơn thần xuống nước thì nhân đinh và tài lộc đều lụn bại.
Trong vận 8 này 4 cách cục phạm Thướng Sơn Há Thủy là:
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
Phong thủy bắt đầu từ hình thế rồi sau phát triển tới lý khí, rồi sau nữa là thời vận. Theo Phái Loan đầu thì nhà cửa hay mộ phần đều cần có núi che chở như : Thanh Long, Bạch Hổ hai bên, sau có huyền vũ che chắn, Trước có minh đường trống thoáng để tụ khí. Nhưng Với Huyền không khi lập trạch cần quan sát sao cho nơi có vượng, sinh khí của Hướng thì trống thoáng. Chỗ có sinh, vượng khí của sơn thì cần có núi hay nhà cao cây cao. Phối hợp hình thế với phi tinh, Sinh Vượng tinh của hướng gặp Thủy, sinh vượng tinh của sơn gặp núi là đã được một thời hưng vượng.
VI. THU SƠN XUẤT SÁT
Thu sơn xuất sát, nghĩa là đặt phi tinh vượng khí hoặc sinh khí của sơn đặt ở nơi cao ráo, đặt phi tính sinh, vượng của hướng ở nơi thấp, trũng hay có nước gọi là ” thu sơn”, đặt phi tinh thoái, tử của sơn nơi thấp hoặc có thủy, đặt phi tinh thoái, tử của hướng ở nơi cao là ” Xuất sát”.
VII. PHI TINH HỢP THẬP
Hợp thập ở đây có nghĩa : là ở mỗi cung trong Phi tinh bàn, Sơn tinh và Vận tinh hợp thập (có tổng số bằng 10), Sơn tinh và Hướng tinh hợp thập, hoặc Hướng tinh và Vận tinh hợp thập.
Là ở chỗ khiến cho các quẻ trong toàn cục Cửu cung của ngôi nhà được thông khí với nhau, từ đó khiến cho khí trường của toàn bộ phi tinh bàn trong cách cục của ngôi nhà cũng được lưu thông.
Phi tinh hợp thập cùng là một biện pháp bổ cứu, khi không có được vượng sơn vượng hướng trong Tam nguyên cửu vận, toàn cục hợp thập có thể đem lại hiệu quả đáo sơn, đáo hướng.
Cục hợp thập tượng trưng cho nhân duyên rất tốt, vợ chồng có thể chung sống đến bạc đầu. Đây là cục rất linh nghiệm, mọi người có thể tham khảo cục hợp thập ở vận 8.
Chỉ cần có một trong Cửu cung có khí vượng thì các cung khác khí cũng sẽ vượng. Người ở trong ngôi nhà này sẽ vượng cả nhân khẩu lẫn tài lộc.
Ví dụ : trong tinh bàn sơn Sửu hướng Mùi vận 8, bắt đầu đếm từ Tây Bắc, vận tinh 9 và sơn tinh 1 cộng lại thành 10 (thập), sau đó 1 và 9 cộng lại cũng thành 10; 5 và 5 cộng lại thành 10; 3 và 7 cộng lại thành 10….. toàn bộ trạch bàn đều là cục hợp thập. Nói cách khác, trong 20 năm của vận 8 từ 2004 đến 2023, tại các cục sơn Sửu hướng Mùi, tọa Đông Bắc hướng Tây Nam, có xuất hiện một cục hợp thập phu thê hài hòa, tượng trưng âm dương hòa hợp, về phương diện thuật số tượng trưng cho cân bằng.
Cục hợp thập trong vận 8
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
VIII. QUẺ TAM BAN & THẤT TINH ĐẢ KIẾP
Tức các quẻ liền nhau được hình thành trên cơ sở hai cung sơn, hướng cùng tương sinh hợp thập được gọi là quẻ ” Tam ban”.
Phép dùng Tam ban quái và Thất tinh đả kiếp (đả kiếp là cướp đoạt khí của tương lai) là phép dùng quẻ Tam ban để cướp đoạt khí của tương lai như Thượng nguyên thì cướp đoạt khí của Trung nguyên, Trung nguyên thì cướp đoạt khí của Hạ nguyên…
Có 3 loại tam ban quái:
1)_ Tam ban quái liên châu.
2)_ Tam ban xảo quái.
3)_ Phụ mẫu tam ban quái. Trong đó lại chia làm hai loại:
a_ Ly cung đả kiếp (đả kiếp thật)
b_ Khảm cung giả kiếp (đả kiếp giả)
- Quẻ Tam ban liên châu:
Tam ban quái liên châu được cho là quý trong các cuộc đặc biệt và có thể đem tới nhiều điều tốt cho chủ nhà ( dĩ nhiên là loan đầu phải phù hợp)
Liên Châu Tam Ban Quái là cuộc bao gồm 9 cung mổi cung đều có sơn tinh, vận tinh, và hướng tinh liền nhau. 3 sao liền nhau , tức là 3 sao đều là (1-2-3) hoặc (2-3-4) hoặc (3-4-5) hoặc (4-5-6) hoặc (5-6-7) hoặc (6-7-8) hoặc (7-8-9) hoặc (8-9-1)
Loại quẻ này gọi là quẻ liên châu Tam Ban, là một loại quẻ nhân hòa gặp dữ hóa lành, có thể hóa giải tất cả tai nạn.
Ví dụ : Sơn Tốn hướng Càn trong trong vận 7, là tọa Đông Nam hướng Tây Bắc, cũng là cục Thượng Sơn Hạ Thủy, nhưng cục này có thể cứu vãn trong một tình huống, đó là trong tinh bàn xuất hiện quẻ liên châu Tam Ban, tức phi tinh xuất hiện tổ hợp có 3 số liên tiếp 5-6-7 & 7-8-9 là một quẻ nhân hòa gặp dữ hóa lành, có thể hóa giải tất cả tai nạn. Gặp được loại quẻ tượng này, thì không cần phải lo lắng về Thượng Sơn Hạ Thủy.
Quẻ Tam ban liên châu trong vận 8 :
|
|
- Quẻ Tam ban Xảo Quái : Là các chuỗi (1, 4, 7) – (2, 5, 8) – (3, 6, 9)
Ví dụ : Từ tinh bàn sơn Khôn hướng Cấn, chúng ta sẽ phát hiện thấy một hiện tượng đó là hướng tinh vận 8 đang đương thời đắc lệnh bay tới phương tọa ở phương Tây Nam, mà tọa tinh trong vận 8 lại bay tới phương hướng tại Đông Bắc, vì thề đây là cục Thượng Sơn Hạ Thủy, đinh tài lưỡng thất. Loại tổ hợp này (Hình) gọi là ” Quẻ nhân hòa”, tượng trưng có rất nhiều quý nhân giúp đỡ. Mặc dù bản thân trạch bàn là Thượng Sơn Hạ Thủy, nhưng mọi việc sẽ gặp hung hóa cát. Nếu trong tinh bàn xuất hiện quẻ Phụ Mẫu Tam Ban, là cục cứu vãn được.
Tóm lại :
Cũng gần giống như các cuộc thiên tâm thập đạo. Các cuộc Tam ban quái liên châu và Tam ban xảo quái tuy có thể phạm vào cuộc “thướng sơn há thuỷ”, nhưng chỉ cần một cung hướng vượng và một cung sơn vượng thì toàn bàn đều vượng (dĩ nhiên vẫn cần có cửa để thu nhận khí ờ các cung vượng này). Còn nếu không được cung nào vượng thì thật là nguy hiểm, vì lúc đó khí bị cướp đi hết mà sinh ra tai hoạ khó lường.
- Phụ Mẫu Tam Ban Quái :
Khi các hướng tinh thuộc bộ số tam ban: (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9) phân bổ vào các cung lần lượt là LY-CHẤN- CÀN và KHẢM –ĐOÀI-TỐN kết hợp với cặp song tinh là vượng tinh ở đầu hướng thì đây là phép thất tinh đả kiếp hoặc Phụ mẫu tam ban quái
Điều cần biết là vị trí của các số trong mỗi nhóm cung định chiều quay của khí trong nhóm này, chẳng hạn như các sao Hướng của nhóm Khảm là Đoài, Khảm và Tốn có số hướng tinh xắp theo thứ tự là (1,4, 7) cho biết chiều quay của khí trong nhóm này là theo chiều kim đồng hồ. Chiều quay của khí trong nhóm Ly phải theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Hai chiều khí này phải ngược với nhau để có thể được coi là đồng liệt. Như vậy trường hợp trên đây được coi như có 2 bộ số tam ban .
_ Song tinh đáo hướng ở một trong các cung: LY-CHẤN-CÀN thì đây là LY cung đả kiếp (phép đả kiếp thật)
_ Song tinh đáo hướng ở một trong các cung: KHẢM-ĐOÀI-TỐN thì đây là KHẢM cung giả kiếp (phép đả kiếp giả)
Sau đây là một vài loại Thất Tinh Đả Kiếp khác:
Các sao Tọa và Hướng của các cung tọa và hướng hợp thành 2 cặp số của Thất Tinh Đả cuộc hợp thành quẻ Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng của mổi cung hợp nhau lại thành Tam ban quái. Trường hợp này không cần điều kiện song tinh đáo hướng.
Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng Khôn.
Nam | Hướng Khôn | |||
1
4 7 |
6
9 3 |
8
2 5 |
||
Đông | 9
3 6 |
2
5 8 |
4
7 1 |
Tây |
5
8 2 |
7
1 4 |
3
6 9 |
||
Sơn Cấn
|
Bắc
|
- Các sao Tọa và Hướng của mổi cặp cung tọa và hướng có các số cung hợp với nhau thành một cặp số sinh thành của Hà đồ như là (1, 6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9). Cả 4 sao của các cặp cung này hợp lại thành 2 cặp số Thất Tinh Đả Kiếp như thí dụ trên.
Bảng Hợp thành 2 cặp số Thất Tinh Đả Kiếp trong vận 8
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
- Cả 4 sao Tọa và hướng của mổi cặp cung đối xứng nhau qua Trung-cung hợp nhau thành 2 cặp số Thất Tinh Đả Kiếp.
Ngoài ra còn có trường hợp Toàn bàn Thất Tinh Đả Kiếp mà người ta còn gọi là Tam-Ban Xảo quái (đã khảo sát ở phần trên).
Điều quan trọng cần chú ý là các phép MƯỢN KHÍ làm khí trong nhà được đưa lên rất cao nên có thể đưa tất cả các điều tốt xấu lên cao độ khiến cho rất thịnh vượng hoặc rất suy bại tùy theo tình trạng phong-thủy tốt xấu. Như vậy, khi Ngũ-hành của sao và cung kỵ nhau, kỵ thủy và kỵ sơn, ta vẫn phải tìm cách giải cho thỏa đáng để triệt tiêu cho bằng hết tất cả chuyện xấu.
Trong phép THẤT TINH ĐẢ KIẾP thì những điều kiện sau đây cũng cần có:
1)_ Hướng tinh hoặc sơn tinh là sinh vượng khí cần được đắc cách
2)_ Ngũ-hành trong các cung đều phải sửa đổi cho tốt.
3)_ Kỵ Sơn và thủy cũng cần phải giải quyết cho thỏa đáng ở các nơi cần thiết.
4)_ Hình thế bên ngoài phải không kỵ hay được an bày để không kỵ.
5)_ Cung Càn là Thiên-môn, cung Tốn là Ðịa-hộ là 2 cung quan trọng trong phép đả kiếp.
Do đó về hình thế bên ngoài nhà:
Đối với LY cung đả kiếp thì cung CÀN cần có thuỷ.
Đối với KHẢM cung giả kiếp thì cung TỐN cần có thuỷ để thu nhận và làm thông khí.
6) Không bị Tù tức là vượng tinh của hướng không được nằm trong Trung-cung (trường hợp tam ban xảo quái và các trường hợp khác)Hậu quả có thể vô cùng tai hại nếu các điều kiện trên không đuợc toàn chỉnh.
Trường hợp bị phản, phục ngâm nếu giải được thì vẫn có thể dùng, tuy nhiên qua vận kế thì lúc đó trở lên rất nguy hiểm nên phải cẩn thận.
IX. PHỐI HỢP PHI TINH VỚI LOAN ĐẦU BÊN NGOÀI
Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài. Tức là khi xét vượng hay suy thì hướng tinh nói về tiền tài bên ngoài tới còn sơn tinh nói về người trong nhà.
a. Hướng tinh:
– Sinh vượng khí: Gặp thủy thì vượng, gặp núi thì suy.
– Tử khí: Gặp thủy càng suy thêm. Gặp núi thì xét thêm sơn tinh.
- Sơn tinh:
– Sinh vượng khí: gặp núi thì vượng, gặp thủy thì suy.
– Tử khí: gặp núi thì càng suy thêm. Gặp thủy thì xét hướng tinh.
Nếu hướng tinh là tử khí gắp núi, đồi hay nhà cao. Nhưng nếu đi liền với nó là sơn tinh sinh vượng khí thì sơn tinh sẽ “thoát sát” mà cho hướng tinh thành tốt.
Nếu sơn tinh là tử khí gặp nơi trống thoáng, có thủy hay đường đi. Nhưng nếu liền với nó là sơn tinh vượng khí thì đây là cách “thu sơn” và làm cho sơn tinh trở lên tốt đẹp.
Nếu hướng tinh và sơn tinh đều là suy tử khí thì nơi đây cần trống thoáng và không có cửa ra vào nhà.
Cho nên theo Huyền không khi nhà đã phối được phi tinh với loan đầu. Những nhà đạt được cách cục như vậy thì tài sản hưng vượng, con cháu đông đúc, gia nhân trung thành, nhân tài xuất hiện,…Đây gọi là cách “Châu bảo tuyến” tức là tuyến lập trạch quí như gặp châu báu vậy.
c. Nhập tù:
Theo Khương Diêu (đệ tử của Tưởng đại Hồng) thì khi Sao đương vận ở trung cung tức là bị tù thì tai họa khủng khiếp còn hơn cả “thượng sơn, hạ thủy”. Cho ta thấy khi lệnh tinh (sao đương vận) nhập tù thì gây nhiều tổn thất về nhân mạng cũng như tài lộc. Khi vượng khí vủa sơn tinh hoặc hướng tinh nhập trung cung thì nó bị bao vây tứ phía mà không thể phát huy được năng lực của nó. Khi đó các tử khí mới được dịp tung hoành.
Lệnh tinh (tức là sao đương vận) của hướng nhập Trung-cung thì suy bại, về tài lộc
Lệnh tinh của sơn nhập trung cung thì suy bại về nhân đinh
Như vận 7: hướng Càn, vận tinh bát đáo hướng (số của Vận ở cung hướng Tây-bắc là 8) như vậy 8 nhập Hướng ở Trung-cung. Ðến vận 8 thì lệnh tinh là 8 nên số của hướng ở Trung-cung là 8 tức bị tù.
Nếu hướng nguyên thủy của sao tù như: dương trạch (nhà cửa) có cửa và đường xá hay của âm trạch (mồ mả) có thủy thì không bị tù. Thí dụ nhà toạ tốn hướng càn vận 8 có sao 9 nhập trung cung, qua vận 9 là bị tù, nhưng ở hướng nam (sao nguyên thủy là 9) có hướng tinh 5 mà có thuỷ thì không bị tù.
Trường hợp vận 5, Ngũ hoàng nhập Trung-cung thì cũng không là tù.Như vậy, nếu có thủy ở phương có Hướng có Ngũ-hoàng thì có thể hóa giải được tù.
Tóm lại :
1) Vượng tinh nhập tù: Trung cung hướng tinh trùng với vận tinh của đương vận. Ví dụ sơn Tốn hướng Kiền vận 7, trung cung có hướng tinh 8. Qua vận 8, trạch vận này phạm tù tinh, tài lộc sẽ suy bại.
2) Tọa hoặc hướng : có 2 sao sơn và hướng cùng 1 số với nhau đến (song tinh đáo hướng hoặc song tinh đáo sơn), thì sơn hoặc hướng tinh ở phương toạ hoặc hướng đối diện là số gì thì đến vận đó sẽ tự động bị nhập tù.
3) Hướng tinh ở trung cung là tù tinh: Bất kể tinh bàn lập ở vận nào, hướng tinh của trung cung là tù tinh khiến cho đối tượng mà sao đó đại diện dể có nguy cơ bệnh tật, tai hoạ. Ví dụ toạ TÝ hướng NGỌ vận 7, trung cung có hướng tinh 2. Mà số 2 đại diện người mẹ, người vợ, nên những người này thường gặp tai hoạ như bị thương tật, tàn phế.
Tuy nhiên, tất cả các trường hợp trên có ngoại lệ đối với hướng tinh là Ngũ Hoàng. Bất kể là trường hợp nào, khi Ngũ Hoàng nhập trung cung đều không phạm tù tinh, vì Ngũ Hoàng ở Trung cung là địa vị chí tôn, là “hoàng cực” nên không bị tù.
Cách giải : “Tù tinh” thì tùy trường hợp có khác nhau. Điều quan trọng là phải theo dõi và nghiệm chứng để điều chỉnh cách giải tù tinh thích hợp hơn.
4) Sơn tinh nhập tù là vượng tinh thì sẽ suy bại về nhân đinh. Người trong nhà sẽ bỏ đi hoặc gặp tai họa. Nhà thưa vắng người hoặc tuyệt tự.